Ngày 31/10, Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học công nghệ Sydney (UTS) và Tập đoàn FPT đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.       Tham dự

Trường Đại học Công nghệ hợp tác đào tạo tiến sĩ về nhân lực công nghệ chất lượng cao với Đại học công nghệ Sydney và Tập đoàn FPT

Bắt đầu

End

Ngày 31/10, Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học công nghệ Sydney (UTS) và Tập đoàn FPT đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao. 

     Tham dự lễ ký kết về phía Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo. Về phía trường ĐHCN có PGS.TS. Nguyễn Việt Hà – Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS. Phạm Bảo Sơn – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Trần Xuân Tú – Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển. Về phía UTS có GS. Ian Burnett – Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật và Công nghệ thông tin, GS. Eryk Dutkiewicz – Chủ nhiệm Khoa Điện toán và Truyền thông. Về phía Tập đoàn FPT có TS. Bùi Quang Ngọc – Tổng Giám đốc; Ông Lê Hồng Việt – Giám đốc.

     Ba bên sẽ tổ chức các chương trình đào tạo, trao đổi sinh viên và nhân viên, trao đổi thông tin… để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và phát triển chung.

     Trước mắt, các bên sẽ hợp tác trong chương trình trao đổi, cấp học bổng đào tạo tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). FPT sẽ trao tặng ba suất học bổng tiến sĩ trị giá 700 triệu đồng/suất trong khi Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Công nghệ Sydney đảm nhận việc tuyển nghiên cứu sinh, trực tiếp đào tạo và cấp bằng. Để giải thích rõ về chương trình hợp tác giữa ba bên trong việc đào tạo tiến sĩ, PGS.TS. Trần Xuân Tú cho biết thêm, để nghiên cứu sinh đủ điều kiện tham gia trao đổi, cấp học bổng tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh từ khá, giỏi trở lên với các công trình nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành, tiếng Anh và bài luận đạt yêu cầu của ba bên. Trong quá trình nghiên cứu, các nghiên cứu sinh sẽ được hỗ trợ thông qua việc cử chuyên gia cùng nghiên cứu sinh đưa ra bài toán thực tế. Việc hợp tác giữa trường và doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở kết hợp giữa hàn lâm và phát triển công nghệ.

Lễ ký kết diễn ra thành công tốt đẹp

     Các nghiên cứu sinh sẽ nhận ba năm lương, trong đó năm thứ nhất là 15 triệu đồng mỗi tháng. Tiền lương các năm sau sẽ tăng lên tùy thuộc chất lượng công việc của nghiên cứu sinh. Họ cũng được tài trợ kinh phí đi báo cáo tại các hội nghị chuyên ngành quốc tế có uy tín, được cung cấp trang thiết bị công nghệ tiên tiến cần thiết cho nghiên cứu… cũng như được cử sang thực tập 12 tháng tại Đại học Công nghệ Sydney.

Phó Hiệu trưởng Phạm Bảo Sơn phát biểu tại buổi lễ

     Phát biểu tại lễ ký kết, PGS.TS Phạm Bảo Sơn khẳng định mô hình hợp tác giữa trường – viện – doanh nghiệp đã được phát huy trên thế giới từ lâu nhưng lại là mô hình hợp tác rất mới tại Việt Nam. Trong đó, Trường Đại học và Doanh nghiệp bắt tay cùng nhau để giải quyết các vấn đề công nghệ thực tiễn, kết hợp với đào tạo sau đại học trình độ cao. Đặc biệt, hợp tác này vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, giữa hai trường đại học công nghệ của hai nước với một tập đoàn đang từng bước vươn ra toàn cầu. Nghiên cứu sinh tham gia chương trình được trả lương, tập trung toàn thời gian, toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu để tạo ra những tri thức và sáng tạo mới, có giá trị khoa học và thực tiễn ứng dụng cao”.

GS. Ian Burnett (bên trái ảnh) tặng quà lưu niệm đến Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà (bên phải ảnh)

TS. Bùi Quang Ngọc (bên phải ảnh) và Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà (bên trái ảnh) chụp ảnh lưu niệm

    TS. Bùi Quang Ngọc nhận định: “Tập đoàn FPT lựa chọn đối tác hợp tác là ĐHQGHN nói chung và Trường ĐHCN nói riêng vì một nửa sinh viên của Trường thuộc ngành công nghệ thông tin. Do vậy, sự hợp tác này đúng địa chỉ vì FPT không những là đơn vị công nghệ mà còn kinh doanh về công nghệ, công nghệ thông tin. Chúng tôi kỳ vọng thông qua việc hợp tác với các trường đại học, Việt Nam sẽ có được những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ mới như AI, IoT… phục vụ cho sự phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

      Trước đó, Trường Đại học Công nghệ và Đại học công nghệ Sydney đã ký kết và hợp tác triển khai phối hợp đào tạo nghiên cứu sinh, các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đặc biệt, hai bên đã thành lập và vận hành Trung tâm Nghiên cứu, đổi mới và phát triển công nghệ (JTIRC) đặt tại Việt Nam và thu hút được nhiều nghiên cứu sinh tham gia.  

Một số thông tin báo chí:

  • VTV1: Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Công nghệ – Tập đoàn FPT – Đại học công nghệ Sydney

Tuyết Nga (UET-News)

Thêm mô tả