Khoa Cơ học kỹ thuật & Tự động hóa

       Khoa Cơ học kỹ thuật & Tự động hóa được thành lập theo Quyết định số 1279/QĐ-TCCB ngày 04 tháng 7 năm 2005 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội. Khoa là đơn vị phối thuộc giữa Trường ĐHCN và Viện Cơ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trụ sở đặt tại Trường ĐHCN và Viện Cơ học. Trên nền tảng này, mô hình phối thuộc tiếp tục được mở  rộng bằng kết quả  hợp tác giữa Trường ĐHCN và Tập đoàn IMI triển khai đào tạo chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Cơ Điện tử, phối hợp với Viện Công nghệ Vũ trụ và Trung tâm Vệ tinh Quốc gia phát triển Bộ môn Công nghệ Hàng không Vũ trụ. Đây được xem như mô hình mới, điển hình của hợp tác Trường đại học – Viện nghiên cứu – Tập đoàn công nghiệp trong lĩnh vực đào tạo và NCKH. Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là: Tổ chức và quản lý theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán cả về con người lẫn cơ sở vật chất. Vì vậy, Khoa đã xác định sứ mệnh là đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành Cơ học kỹ thuật cũng như ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử chất lượng cao ở trình độ đại học và sau đại học, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế; nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao cho xã hội các kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực Cơ học kỹ thuật và Công nghệ Cơ điện tử.

1. Tổ chức bộ máy

       Ban chủ nhiệm Khoa:

  • Chủ nhiệm Khoa: PGS.TS. Phạm Mạnh Thắng
  • Phó chủ nhiệm Khoa:

       – PGS.TS. Nguyễn Việt Khoa

       Văn phòng Khoa:

  •  Cơ sở 1: Phòng 311, Nhà G2, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tầng 4, 5 – Nhà C, Viện Cơ học số 264 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Website: http://fema.uet.vnu.edu.vn/
  • Điện thoại: 024.3 7549 431 – Fax: 024. 3 7547 460

     Các bộ môn và phòng thí nghiệm trực thuộc:

  • Bộ môn Thủy Khí Công nghiệp và Môi trường;
  • Bộ môn Công nghệ Biển và Môi trường;
  • Bộ môn Công nghệ Hàng không vũ trụ;
  • Bộ môn Cơ điện tử và Tự động hóa.
  • Phòng thí nghiệm Công nghệ Cơ điện tử và Thủy tin học
  • Phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu tiên tiến
  • Xưởng Cơ khí – Tự động hóa

     Ngoài cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của Trường ĐHCN, sinh viên Khoa CHKT&TĐH được sử dụng các Phòng thí nghiệm của Viện Cơ học (Cơ học Kỹ thuật biển, Thủy khí công nghiệp của Viện Cơ học) và các phòng thí nghiệm khác của Viện Công nghệ vũ trụ, Tâp đoàn IMI, …         

Khoa hiện có trên 40 người (bao gồm cả giảng viên cơ hữu và kiêm nhiệm), trong đó có 25 giảng viên kiêm nhiệm là các GS., PGS., TS., công tác tại Viện Cơ học, Viện Công nghệ Vũ trụ;  01 giảng viên là người nước ngoài có trình độ tiến sĩ (do Chính phủ Hàn Quốc trả lương) và 07 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ.

2. Công tác đào tạo

       Khoa hiện đang tổ chức đào tạo 5 chương trình:

  • Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Cơ kỹ thuật
  • Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử
  • Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Cơ kỹ thuật
  • Chương trình đào tạo tiến sĩ Cơ kỹ thuật
  • Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

3. Hoạt động Khoa học Công nghệ

      5 năm gần đây, cán bộ khoa học của khoa đã thực hiện trên 30 đề tài cấp ĐHQGHN, cấp nhà nước, cấp Trường ĐHCN. Các cán bộ, giảng viên đã công bố trên 150 bài báo tại các Hội nghị quốc tế và hơn 80 bài báo tạp chí quốc tế (riêng năm 2016 khoa công bố 85 bài báo gồm: 40 bài Hội nghị Quốc tế,  10 bài Hội nghị trong nước, 05 bài tạp chí trong nước, 30 bài tạp chí quốc tế trong đó 25 bài thuộc danh mục tạp chí ISI/Scopus). Khoa chủ trì tổ chức nhiều Hội thảo Khoa học có uy tín như: Hội nghị Quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa ICEMA4.

        Các hướng nghiên cứu chính:

  • Cơ điện tử, Cơ học sông, biển, khí quyển và môi trường;
  • Cơ học công trình;
  • Chẩn đoán kỹ thuật công trình;
  • Cơ học thủy khí công nghiệp (khai thác và vận chuyển dầu khí, Công nghệ xử lý môi trường nước, không khí, Công nghệ dự báo lũ lụt giảm nhẹ thiên tai, Công nghệ an toàn hạt nhân trong nhà máy điện nguyên tử);
  • Hàng không vũ trụ;
  • Tự động hóa và Robotics;
  • Cơ học vật liệu và kết cấu composite.

    4. Hoạt động hợp tác – đối ngoại

        Hiện tại khoa sự hợp tác với các tập đoàn và doanh nghiệp quốc tế, cụ thể Quỹ Phát triển Hợp tác Quốc tế về Khoa học Công nghệ Hàn Quốc (KICOS), ĐH Bách khoa Paris, ĐH Marseille, ĐH Caen (CH Pháp), ĐH tổng hợp Standford (Mỹ); ĐH Hanover, ĐH Tổng hợp Ilmenau, Viện Cơ điện tử (CHLB Đức); ĐH Osaka, ĐH Tokyo (Nhật); ĐH Seoul, ĐH Pusan, ĐH Pohang (Hàn quốc), ĐH Yuan Ze (Đài Loan), Tập đoàn LG, Tập đoàn VIDAMCo, Tập đoàn Hyundai…

Bài viết liên quan