Khoa Công nghệ nông nghiệp

   Khoa Công nghệ nông nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-TCCB ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.

    Khoa Công nghệ nông nghiệp là đơn vị tổ chức đào tạo đại học và sau đại học nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến (công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tự động hóa, kỹ thuật số, công nghệ nano, công nghệ sinh học) trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, từ đó đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

1. Tổ chức bộ máy

Ban chủ nhiệm khoa

  • Chủ nhiệm Khoa: GS.TS. Lê Huy Hàm
  • Các Phó Chủ nhiệm Khoa:

– TS. Lê Thị Hiên

– TS. Phạm Minh Triển

       Văn phòng Khoa:

  • Phòng 312, Nhà G2, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Website: http://www.fat.uet.vnu.edu.vn/
  • Điện thoại: 024.32123709 – Fax: 024. 3 7547 460

     Các bộ môn:

  • Bộ môn Công nghệ nano sinh học
  • Bộ môn Nano vi sinh (Phối thuộc với viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học. ĐHQGHN) (sẽ thành lập)
  • Bộ môn Công nghệ nông nghiệp số
  • Bộ môn Tự động hóa trong nông nghiệp (sẽ thành lập)

2. Công tác đào tạo

      Khoa hiện đang tổ chức đào tạo chương trình đại học: Kỹ sư Công nghệ Nông nghiệp

      Trường Đại học Công nghệ – 33WIN là nơi đầu tiên đào tạo kỹ sư Công nghệ Nông nghiệp tại Việt Nam.

      Sinh viên của Khoa đào tạo theo nguyên tắc “học bằng làm” sẽ có kỹ năng nghiên cứu, phát triển ứng dụng các công nghệ tiên tiến không chỉ trong nông nghiệp mà trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân có liên quan khác.

3. Hoạt động khoa học công nghệ

 a. Quan điểm

      Tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của ĐHQGHN là cơ khí chính xác, điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ nano và công nghệ sinh học theo định hướng ứng dụng trong nông nghiệp tạo ra sự liên kết hữu cơ về con người, về công nghệ có tính bổ sung đối với các hướng nghiên cứu của các Viện/trường của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

b. Chiến lược

      – Giai đoạn I: Phát triển các nghiên cứu ứng dụng vào nông nghiệp dựa trên các thành tựu sẵn có của các Khoa thuộc Trường Đại học Công nghệ nói riêng và 33WIN nói chung. Trên cơ sở ứng dụng đó, đào tạo các kỹ sư công nghệ theo hướng thực hành ứng dụng các các lĩnh vực điện tử viễn thông, kỹ thuật số, cảm biến, cơ khí tự động hóa và công nghệ nanô… trong nông nghiệp.

      – Giai đoạn II: Cùng với các nhà khoa học của đại học công nghệ và đại học quốc gia, nghiên cứu phát triển  các công nghệ tiên tiến mới ứng dụng vào Nông nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng đó, tiến hành đào tạo sinh viện theo nguyên tắc “học bằng làm”.  Bằng cách này sẽ tạo ra thế hệ kỹ sư công nghệ có đầy đủ tri thức về công nghệ và thực tiễn nông nghiệp.

c. Bước đi

     – Cùng với các nhà khoa học của Đại học Quốc gia sàng lọc các công nghệ sẵn có và phân loại theo 3 mức: a) sẵn sàng để ứng dụng trong nông nghiệp. Khoa sẽ đề xuất thúc đẩy các ứng dụng các công nghệ này vào nông nghiệp. b) Các công nghệ tiềm năng nhưng cần được  hoàn thiện tiếp để ứng dụng vào nông nghiệp. Khoa sẽ cùng với các nhà khoa học của Đại Học Quốc Gia hoàn thiện để đưa các công nghệ mới này vào nông nghiệp. c) Đề xuất nghiên cứu phát triển các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại và tiềm năng để ứng dụng cho nông nghiệp trong tương lại.

    – Xây dựng trại thực nghiệm công nghệ nông nghiệp: tại Hòa Lạc, trên diện tích 5-10 ha sẽ xây dựng trại thực nghiệm công nghệ nông nghiệp với đầy đủ các hệ thống nhà lưỡi, nhà kính, nhà màn và hệ thống nuôi trồng lúa và cây trồng cạn… để thử nghiệm các công nghệ, các trang thiết bị mới và đào tạo sinh viên.

     – Trang  bị bổ sung cho các khoa của Trường Đại Học công nghệ các trang, thiết bị cần thiết để phục vụ cho nghiên cứu phát triển và nghiên cứu thích ứng các công nghệ trong nông nghiệp để tăng cường tiềm lực của các khoa của Trường trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ nông nghiệp.

    – Kết hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu Bộ Nông nghiệp theo nguyên tắc bổ sung lẫn nhau để nghiên cứu phát triển và đưa các công nghệ, kỹ thuật mới vào nông nghiệp và đào tạo sinh viên.  

     – Phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi, khai thác tiềm năng trí tuệ, chuyển giao công nghệ và đào tạo.

     – Phát triển các hợp  tác với  các doanh nghiệp công nghệ cao, thậm chí tiến hành các liên doanh để khai thác tiềm năng của đất đã sẵn có của Hòa Lạc cho ứng dụng công nghệ, giảm chi phí vận hành Trại trong quá trình đào tạo sinh viện và triển khai công nghệ.

4. Hoạt động hợp tác – đối ngoại

     Khoa Công nghệ nông nghiệp đang hợp tác với viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế liên quan đến nông nghiệp và công nghệ cao trong nông nghiệp để thực hiện mô hình Trường – Viện – Doanh nghiệp – Tổ chức quốc tế.

  • Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế CIAThttps://ciat.cgiar.org/
  • Viện Di truyền Nông nghiệp http://www.agi.gov.vn/
  • Viện Thổ nhưỡng nông hóa http://www.sfri.org.vn/
  • Viện Bảo vệ thực vật https://ppri.org.vn/
  • Công ty cổ phần đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ Môi trường (AGBiotech), Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Nông nghiệp VinEco, Công ty TNHH An Phát, Công ty TNHH Nấm Long Hải, Công ty TNHH xuất nhập khẩu nấm Kinoko Thanh Cao, Công ty TNHH Flora, Công ty TNHH Hoa Á Châu

Bài viết liên quan