Chương trình đào tạo ngành Vật liệu và linh kiện nano
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Vật liệu và linh kiện nano
+ Tiếng Anh: Nanomaterials and Devices
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 8440126.01QTD
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Vật liệu và linh kiện nano
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Nanomaterials and Devices
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo các thạc sĩ chuyên ngành Vật liệu và linh kiện nano (VLLKNN) chất lượng cao, có hiểu biết chuyên sâu và có thể làm chủ kiến thức trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Vật liệu, Khoa học và công nghệ micro-nano, có khả năng nghiên cứu, phát triển, đổi mới và làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao như vật liệu mới, linh kiện vi điện tử, môi trường và năng lượng sạch.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Bổ sung và nâng cao các kiến thức cơ bản và nâng cao về Vật lý, Hóa học và Khoa học và công nghệ micro-nano, các kiến thức thực tiễn về công nghệ chế tạo, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và đánh giá, các ứng dụng của vật liệu có cấu trúc/kích thước nano;
- Trang bị kỹ năng nghiên cứu chế tạo, phân tích các tính chất của các vật liệu có cấu trúc/kích thước nano, mô phỏng và thiết kế các linh kiện cấu trúc micro;
- Trang bị khả năng làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao như vật liệu mới, linh kiện vi điện tử, y – sinh học, môi trường và năng lượng sạch ở trong nước và quốc tế; Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu và trường đại học; Giảng dạy về Vật lý và Công nghệ nano tại các trường đại học; Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực về Vật lý và Công nghệ nano; Học tiếp bậc cao hơn cùng lĩnh vực.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh
Thi tuyển hoặc xét tuyển (theo Hướng dẫn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN và Phương án tuyển sinh hàng năm của Trường ĐHCN).
3.2. Đối tượng tuyển sinh
– Công dân Việt Nam tốt nghiệp đại học (cử nhân/kỹ sư) loại khá trở lên ngành phù hợp với chuyên ngànhVật liệu và linh kiện nano (theo danh mục nêu tại Mục 3.3). Trường hợp ứng viên tốt nghiệp đại học dưới loại khá cần có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Vật liệu; Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Công dân nước ngoài được xét tuyển theo quy định đối với người nước ngoài vào học tại ĐHQGHN.
– Các yêu cầu về hồ sơ được thực hiện theo quy định chung của ĐHQGHN và quy định cụ thể của Trường ĐHCN.
3.3. Danh mục các ngành phù hợp
– Nhóm 1 bao gồm các ngành phù hợp không cần phải học bổ sung kiến thức: Vật lý kỹ thuật (7520401), Kỹ thuật Năng lượng (7520406), Vật lý (7440102), Sư phạm Vật lý, Khoa học vật liệu (7440122), Công nghệ vật liệu (7510402), Hóa học (7440112), Sư phạm Hóa học (7140212), Công nghệ kỹ thuật hóa học (7510401), Kỹ thuật hóa học (7520301), Kỹ thuật vật liệu (7520309), Vật liệu thông minh (7440124QTD).
– Nhóm 2 bao gồm các ngành phù hợp phải học bổ sung kiến thức: Cơ kỹ thuật (7520101); Kỹ thuật cơ điện tử (7520114); Kỹ thuật điện (7520201); Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (7510301); Kỹ thuật điện tử – viễn thông (7520207); Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (7520216); Kỹ thuật môi trường (7520320).
3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
Danh mục các học phần bổ sung kiến thức gồm 3 học phần với 9 tín chỉ:
- Khoa học vật liệu đại cương (3 tín chỉ)
- Kỹ thuật đo lường và cảm biến trong Vật lý (3 tín chỉ)
- Kỹ thuật hóa học và ứng dụng (3 tín chỉ)