Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

  • Tên ngành đào tạo:

– Tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

– Tiếng Anh: Mechatronics Engineering

  • Mã số ngành đào tạo: 8520114
  • Tên chuyên ngành đào tạo:

– Tiếng Việt: Kỹ thuật cơ điện tử

– Tiếng Anh: Mechatronics Engineering

  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 02 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:

– Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

– Tiếng Anh: The Degree of Master in Mechatronics Engineering

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

  • Đào tạo nhân lực ở trình độ thạc sĩ có chất lượng cao, có hiểu biết chuyên sâu về Kỹ thuật cơ điện tử;
  • Mở rộng các hiểu biết về ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;
  • Nâng cao khả năng nghiên cứu về Kỹ thuật cơ điện tử.

2.2. Mục tiêu cụ thể

  • Cập nhật các tri thức công nghệ mới về chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử tiên tiến trên thế giới đồng thời mở rộng và nâng cao các tri thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tạo nguồn nhân lực có trình độ cao;
  • Đào tạo chuyên sâu, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người học trở thành các chuyên gia kỹ thuật cơ điện tử, có năng lực khai thác và sáng tạo các thiết bị và hệ thống cơ điện tử;
  • Đào tạo người học có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;
  • Đào tạo người học có có khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phù hợp với môi trường làm việc năng động và xu thế hội nhập cao, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia về công nghệ kỹ thuật cơ điện tử và tự động hóa.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

  • Hình thức: Xét tuyển (theo Hướng dẫn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN và Phương án tuyển sinh hàng năm của Trường ĐHCN).

3.2. Đối tượng tuyển sinh

  • Đối tượng tuyển sinh:
    • Công dân Việt Nam tốt nghiệp đại học (cử nhân/kĩ sư) ngành phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử từ loại khá trở lên (theo danh mục nêu tại Mục 3.3). Trường hợp ứng viên tốt nghiệp đại học dưới loại khá cần có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực chuyên môn về kỹ thuật cơ điện tử và tự động hóa; Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
    • Công dân nước ngoài được xét tuyển theo quy định đối với người nước ngoài vào học tại ĐHQGHN.
  • Các yêu cầu về hồ sơ được thực hiện theo quy định chung của ĐHQGHN và quy định cụ thể của Trường ĐHCN.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp

  • Nhóm 1 bao gồm các ngành phù hợp không phải học bổ sung kiến thức: Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (7510203); Kỹ thuật cơ điện tử (7520114); Cơ kỹ thuật (7520101); Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (7510301); Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (7510303); Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (7520216);
  • Nhóm 2 bao gồm các ngành phù hợp phải học bổ sung kiến thức: Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (7480102); Kỹ thuật hàng không (7520120); Vật lý kỹ thuật (7520401); Vật lý học (7440102), Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông (7510302), Kỹ thuật điện tử – viễn thông (7520207); Công nghệ chế tạo máy (7510202); Công nghệ kỹ thuật xây dựng (7510103); Công nghệ kỹ thuật giao thông (7510104), Toán cơ (7460115), Toán ứng dụng (7460112); Toán tin (7460117).

       Danh mục các học phần bổ sung kiến thức được dành cho đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp thuộc Nhóm 2, gồm tối đa 03 học phần với 08 tín chỉ như sau:

STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
1 EMA3005 Công nghệ chế tạo máy  3
2 EMA3084  Vi xử lý và vi điều khiển  3
3 EMA2026 Cơ sở kỹ thuật điện  2
  Tổng

8

Bài viết liên quan