Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng

1. Về kiến thức và, năng lực chuyên môn

1.1. Về kiến thức

    Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật giao thông và xây dựng; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp, cả nội tại trong lĩnh vực kỹ thuật giao thông và xây dựng lẫn tích hợp kiến thức về kỹ thuật giao thông và xây dựng trong những lĩnh vực khác; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn, với khối lượng 159 tín chỉ tương đương khung bậc 7/8 trong khung trình độ giáo dục quốc gia, cụ thể như sau:

1.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp

Kiến thức về lý luận chính trị

  • Trình bày được hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin;
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

Kiến thức về tin học

  • Nắm vững các kiến thức cơ bản về thông tin;
  • Sử dụng được công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet …);
  • Sử dụng được các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế và tính toán kết cấu trong xây dựng và giao thông

Giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh

  • Vận dụng những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện, ngăn ngừa các chấn thương để củng cố và tăng cường sức khỏe. Sử dụng các bài tập phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn đặc thù. Vận dụng những kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao ngoại khóa cộng đồng;
  • Trình bày được nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà n­ước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.

1.1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

  • Nắm vững và vận dụng được các kiến thức cơ bản về vật lý cơ – nhiệt, điện và quang; Trình bày được các hiện tượng và quy luật vật lý và các ứng dụng liên quan trong khoa học kỹ thuật và đời sống và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực xây dựng – giao thông;
  • Nắm vững các kiến thức cơ bản liên quan đến Giải tích, Đại số, phương trình vi phân và các pháp tính ten xơ để thiết lập và giải các bài toán về cơ học;

1.1.3. Kiến thức theo khối ngành

  • Nắm vững và vận dụng các kiến thức cơ bản của ngành cơ học như cơ học môi trường liên tục, cơ học lý thuyết, phát triển bền vững trong xây dựng-giao thông, …

1.1.4. Kiến thức theo nhóm ngành

  • Nắm vững, hiểu và áp dụng các các kiến thức cơ bản về cơ học kỹ thuật như: cơ học vật rắn biến dạng, sức bền vật liệu, cơ học kết cấu, thủy lực, cơ học đất,..;
  • Nắm vững và có thể áp dụng các kiến thức cơ bản về đọc bản vẽ và vẽ kỹ thuật trong xây dựng – giao thông;
  • Nắm vững và có thể ứng dụng kiến thức về các loại vật liệu xây dựng;
  • Nắm vững kiến thức và các nguyên tắc, nội dung cơ bản trong quy hoạch, kiến trúc và kinh tế xây dựng.

1.1.5. Kiến thức ngành

  • Nắm vững và có thể áp dụng các kiến thức cơ bản nhất về Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông.
  • Các kiến thức về quản lý các dự án và quản lý rủi ro trong xây dựng.
  • Hiểu và nắm vững những nội dung của tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu tới kỹ thuật và công nghệ xây dựng – giao thông.
  • Kỹ năng tính toán, thiết kế các bài toán liên quan đến sức bền vật liệu, kết cấu và thiết kế công trình trong xây dựng – giao thông.
  • Các kỹ năng làm các thực nghiệm về vật liệu, kết cấu, trắc địa, nền móng,…

1.1.6. Kiến thức bổ trợ

  • Kiến thức và kỹ năng về an toàn lao động, pháp luật trong xây dựng, quản lý dự án và rủi ro, …
  • Kiến thức thuộc các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, môi trường, xã hội, văn hóa, … đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai.

1.1.7. Các kiến thức định hướng chuyên sâu

Khối ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp:

  • Nắm vững vận dụng các kiến thức về tính toán, thiết kế và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • Nắm vững kiến thức và vận dụng để giám sát và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • Kiểm định chất lượng và khai thác công trình.
  • Duy tu, bảo trì công trình.

Khối ngành cầu đường:

  • Nắm vững vận dụng các kiến thức về tính toán, thiết kế và thi công các công trình giao thông (cầu, đường, đường hầm, đường bộ, đường sắt,…).
  • Nắm vững kiến thức và vận dụng để giám sát và thi công các công trình giao thông.
  • Kiểm định chất lượng và khai thác công trình giao thông.
  • Duy tu và bảo trì công trình giao thông

1.2 Năng lực tự chủ và trách nhiệm

  • Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Chuẩn về kĩ năng

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kỹ sư ngành Công nghệ và Kỹ thuật trong Giao thông và Xây dựng của Trường Đại học Công Nghệ đạt được các kĩ năng sau:

2.1 Kỹ năng chuyên môn

2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp

  • Thành thạo kỹ năng: đọc bản vẽ, trình bày, sắp xếp nội dung hồ sơ công trình.
  • Có kỹ năng thao tác sử dụng máy móc, trang thiết bị trong khảo sát, thi công công trình.
  • Nắm vững cách khai thác thông tin và xử lý dữ liệu có liên quan đến lĩnh vực xây dựng qua mạng Internet, thư viện điện tử, sách, báo, tạp chí chuyên ngành…và sử dụng các thông tin đó một cách hiệu quả.
  • Có kỹ năng phối hợp giữa các bên liên quan như chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế và nhà thầu để hoàn thành công trình một cách hiệu quả.
  • Có kỹ năng vận dụng các kiến thức về thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, văn hóa và môi trường trong các công trình xây dựng, giao thông.
  • Có thể tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại và thách thức.

2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

  • Có kỹ năng phát hiện, đánh giá, phân tích và giải quyết vấn đề chuyên môn.

2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

  • Có các kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, thiết lập giả thiết, dùng thực nghiệm để khám phá kiến thức, kiểm nghiệm và bảo vệ giả thiết, áp dụng kiến thức vào thực tế.

2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

  • Có tư duy logic, phân tích, tổng hợp và tư duy toàn cục.

2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

  • Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân với xã hội và cơ quan công tác;
  • Nắm bắt được nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành.
  • Chiến lược phát triển của ngành xây dựng giao thông trong và sự hội nhập, toàn cầu hóa.

2.1.6. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

  • Có năng lực vận dụng tổng thể các kiến thức và kỹ năng để giải quyết các bài toán về thiết kế, thi công, quản lý, duy tu bảo trì và phát triển bền vững các công trình xây dựng và giao thông.

2.1.7. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

  • Biết cách đề xuất các phương pháp mới đưa lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội, gắn với sự hài hòa, phát triển bền vững và các yếu tố văn hóa.

2.2 Kỹ năng bổ trợ

2.2.1. Các kỹ năng cá nhân

  • Hoàn thành công việc đúng hạn;
  • Tưởng tượng và trình bày;
  • Biết cách đề xuất sáng kiến.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

  • Hợp tác với các thành viên khác trong nhóm;
  • Chia sẻ thông tin trong nhóm.

2.2.3. Quản lý và lãnh đạo

  • Quản lý thời gian, nguồn lực;
  • Tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm khoa học, đạt hiệu quả cao.

2.2.4. Kỹ năng giao tiếp

  • Lập luận và sắp xếp ý tưởng;
  • Sử dụng được các cách giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp điện tử, đa truyền thông;
  • Thuyết trình trước đám đông; lắng nghe ý kiến.

2.2.5. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

  • Đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn, viết được báo cáo và trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

2.2.6. Các kỹ năng bổ trợ khác

  • Dự đoán và đương đầu với thách thức, rủi ro;
  • Thích nghi đa văn hóa.

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Trung thực, lễ độ, khiêm tốn, nhiệt tình.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Trách nhiệm cao với công việc;
  • Có ý thức trong an toàn lao động, thi công;
  • Trung thành với tổ chức.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Trách nhiệm với xã hội;
  • Tuân thủ luật pháp;
  • Có ý thức phục vụ.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Các cán bộ kỹ thuật, cán bộ thi công, giám sát các công trình và quản lý dự án trong các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực kỹ thuật giao thông và xây dựng.
  • Cán bộ thẩm định, thanh tra, quản lý trong các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực kỹ thuật giao thông và xây dựng như: các cơ quan thuộc Bộ Xây dựng, các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải, các Ban Quản lý dự án, các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các tổ chức nghề nghiệp và các doanh nghiệp có liên quan trong lĩnh vực xây dựng, giao thông và kỹ thuật hạ tầng các tỉnh thành trong cả nước và các tổ chức quốc tế.
  • Chuyên gia tư vấn, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án kỹ thuật hạ tầng; lập dự án đầu tư, quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý khai thác các công trình xây dựng, giao thông.
  • Cán bộ kỹ thuật, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng, giao thông và kỹ thuật hạ tầng.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

       Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong nước cũng như các trường đại học Nước ngoài về lĩnh vực kỹ thuật giao thông và xây dựng, kỹ thuật hạ tầng như: kết cấu công trình; vật liệu mới trong xây dựng; địa kỹ thuật công trình; quy hoạch giao thông vùng và giao thông đô thị; kỹ thuật và công nghệ xây dựng dân dụng & công nghiệp; kỹ thuật và công nghệ xây dựng công trình giao thông; kỹ thuật và công nghệ xây dựng công trình bờ biển; quản lý khai thác và bảo trì công trình xây dựng; quản lý rủi ro và phòng chống thảm họa trong xây dựng và khai thác công trình xây dựng.

Bài viết liên quan