Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

  • Tên chuyên ngành đào tạo:– Tiếng Việt: Hệ thống Thông tin

    – Tiếng Anh: Information Systems

  • Mã số chuyên ngành: 60480104
  • Tên ngành đào tạo:– Tiếng Việt: Hệ thống Thông tin

    – Tiếng Anh: Information Systems

  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 2 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:– Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Hệ thống Thông tin

    – Tiếng Anh: The Degree of Master in Information Systems

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

a.  Mục tiêu chung

      Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống Thông tin (HTTT) là đào tạo nguồn nhân lực HTTT trình độ Thạc sĩ chất lượng hàng đầu đất nước, có năng lực và phẩm chất của các chuyên gia tích hợp văn hóa thông tin và văn hóa tổ chức, tích hợp giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) với quy trình kinh doanh, phục vụ quá trình phát triển các tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại về HTTT, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.

b.  Mục tiêu cụ thể

  • Hàng năm cung cấp khoảng 80-100 Thạc sĩ HTTT chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức của đất nước theo các nhóm chủ đề về CSDL và nền tảng HTTT, Khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức trong dữ liệu, An toàn thông tin, Khoa học dịch vụ.
  • Nâng cao năng lực tích hợp đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học – triển khai công nghệ, số lượng học viên cao học HTTT là tác giả, đồng tác giả công trình khoa học công bố quốc gia/quốc tế hoặc sản phẩm phần mềm có tiềm năng ứng dụng cao tăng dần theo năm.

Định hướng nghề nghiệp của học viên tốt nghiệp:

  • Giám đốc thông tin (Chief Information Officer: CIO),
  • Kiến trúc sư HTTT (IS Architect),
  • Quản lý dự án (Project Manager),
  • Trưởng bộ phận CNTT (Head of the Information Technology Office),
  • Chuyên gia tích hợp hệ thống (Systems Integrator),
  • Chuyên gia phân tích-thiết kế hệ thống (Systems Analyst/Designer),
  • Quản trị CSDL (Database Administrator),
  • Chuyên gia phân tích kinh doanh (Business Analyst),
  • Giảng viên đại học về Hệ thống thông tin…

    Đồng thời, Thạc sĩ HTTT có thể tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Tiến sĩ về chuyên ngành HTTT cũng như các chuyên ngành khác của MT&CNTT theo các hướng: cơ sở dữ liệu, công nghệ tri thức và khai phá dữ liệu, an toàn và an ninh dữ liệu, tính toán hiệu năng cao, khoa học dịch vụ…

3. Thông tin tuyển sinh

– Môn thi tuyển sinh:

+ Môn thi Cơ bản: Đánh giá năng lực

+ Môn thi Cơ sở: Tin học cơ sở

+ Môn Ngoại ngữ: Một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan.

– Đối tượng tuyển sinh (Điều kiện về văn bằng và thâm niên công tác):

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Hệ thống thông tin hoặc ngành phù hợp với ngành Hệ thống thông tin;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành Hệ thống thông tin, đã học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành Hệ thống thông tin;
  • Điều kiện về thâm niên công tác: Không yêu cầu về thâm niên công tác.
  • Các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành tại ĐHQGHN.– Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần:
  • Danh mục các ngành phù hợp: Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Truyền thông và mạng máy tính;
  • Danh mục các ngành gần: Công nghệ kỹ thuật máy tính; Toán tin ứng dụng; Tin học ứng dụng; Sư phạm Tin học; Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (chuyên ngành Cơ sở toán cho tin học); Toán học; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.– Danh mục các học phần bổ sung kiến thức:
STT Học phần Số tín chỉ
1         Toán rời rạc

4

2         Lập trình nâng cao 3
3         Cơ sở dữ liệu 3
4         Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3
  Tổng cộng 13

Bài viết liên quan