Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

1.1. Kiến thức chung

PLO1: Diễn giải (2) được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, về khoa học chính trị và pháp luật; về văn hóa, xã hội và nhân văn; về rèn luyện thể chất và quốc phòng.

1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

PLO2: Vận dụng (3) được kiến thức cơ bản của Toán học, khoa học cơ bản, và CNTT để giải quyết các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật.

1.3. Kiến thức theo khối ngành

PLO3: Sử dụng (3) các kiến thức cơ bản của ngành để nhận định (2) và phân tích (4) các bài toán liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

1.4. Kiến thức theo nhóm ngành

PLO4: Vận dụng (3) kiến thức cơ sở của nhóm ngành, đặc biệt là kiến thức kỹ thuật điều khiển và tự động hóa vào các bài toán liên quan và các tình huống thực tế.

1.5. Kiến thức ngành

PLO5: Sử dụng (3) các kiến thức chuyên sâu để xác định (4) và đề xuất (6) giải pháp, lựa chọn các phương pháp thích hợp để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tế thuộc lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

PLO6: Phân tích (4) các vấn đề về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và tiến hành (6) các thử nghiệm, phân tích và tổng hợp dữ liệu (4) liên quan để đưa ra các đánh giá (5) và kết luận.

PLO7: Vận dụng (4) tư duy phản biện và sáng tạo trong nghiên cứu và phát triển để xây dựng giải pháp giải pháp giải quyết vấn đề cho các bài toán trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1. Kĩ năng chuyên môn

PLO8: Đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của ĐHQGHN.

PLO9:  Phát hiện, mô tả vấn đề (3) và đề xuất giải pháp (5) về lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa bằng cách áp dụng các kiến thức khoa học, CNTT, các công cụ và công nghệ hiện đại.

PLO10: Thiết kế, thực thi/thí nghiệm giải pháp, phân tích dữ liệu và kết quả, đánh giá kỹ thuật để rút ra kết luận

2.2. Kĩ năng bổ trợ

PLO11: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng; lập kế hoạch, điều phối, quản lý nhóm làm việc hiệu quả với tư duy logic, biện chứng để giải quyết vấn đề thực tế hiệu quả và sáng tạo.

3. Mức tự chủ và trách nhiệm

PLO12: Có khả năng (3) làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi hoặc môi trường có áp lực cao; có khả năng cung cấp cũng như tiếp thu các hướng dẫn một cách rõ ràng; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

PLO13: Có khả năng (3) lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả của hoạt động chuyên môn

PLO14: Chủ động tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp; Thể hiện tính trung thực, chịu trách nhiệm cá nhân, tinh thần tự học, tự nghiên cứu, hỗ trợ đồng nghiệp.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:

  • Các Viện, Trung tâm nghiên cứu, trường Đại học như: Nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Điện tử – Tin học – Tự động hóa, Viện Ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao;
  • Giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường đại học có chuyên ngành điều khiển tự động trong nước;
  • Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực;
  • Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì Kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền lắp ráp ô tô, tự động hóa phục vụ nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng;
  • Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ. Nhân viên hỗ trợ Kỹ thuật hoặc giới thiệu sản phẩm cho các tập đoàn sản xuất thiết bị tự động có uy tín trong nước và thế giới (Siemens, ABB, OMRON, Mitsubishi…).

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Sinh viên tốt nghiệp có thể học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.

Bài viết liên quan