Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
– Tiếng Việt: Khoa học máy tính
– Tiếng Anh: Computer Science
- Mã số ngành đào tạo: 8480101
- Tên chuyên ngành đào tạo:
– Tiếng Việt: Khoa học máy tính
– Tiếng Anh: Computer Science
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
– Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính
– Tiếng Anh: The Degree of Master in Computer Science
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
- Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính (KHMT) là đào tạo nguồn nhân lực trình độ Thạc sĩ chất lượng cao, nâng cao kiến thức khoa học và tầm nhìn về ngành KHMT, cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn về ngành KHMT, có năng lực nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số của đất nước.
- Mục tiêu cụ thể
– Trang bị kiến thức nâng cao đối với một số chủ đề cơ sở của ngành KHMT liên quan đến thuật toán, phần mềm, lý thuyết thông tin, an toàn thông tin;
– Bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên sâu, nâng cao kỹ năng phân tích, thiết kế, lập trình, triển khai phương pháp trongcác chủ đề phát triển hệ thống thông minh, tương tác người máy, phân tích và nhận dạng mẫu;
– Trang bị cho học viên khả năng nắm bắt các vấn đề một cách tổng thể và sâu sắc, có khả năng tiếp cận một cách khoa học đối với các vấn đề mới trong KHMT, năng lực tự nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu;
– Đảm bảo sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ KHMT có khả năng đảm nhiệm công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, phát triển/khai thác/quản lý các hệ thống thông tin, …; có thể tiếp tục nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ ngành KHMT và các ngành khác trong lĩnh vực Máy tính và CNTT.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh
- Xét tuyển (theo Hướng dẫn tuyển sinh sau đại học hàng năm của ĐHQGHN và phương án tuyển sinh hàng năm của Trường ĐHCN).
3.2. Đối tượng tuyển sinh
- Công dân Việt Nam tốt nghiệp đại học (cử nhân/kĩ sư) ngành phù hợp với ngành KHMT từ loại khá trở lên (theo danh mục nêu tại Mục 3.3). Trường hợp ứng viên tốt nghiệp đại học dưới loại khá cần có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực CNTT; có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Công dân nước ngoài được xét tuyển theo quy định đối với người nước ngoài vào học tại ĐHQGHN;
- Các yêu cầu về hồ sơ được thực hiện theo quy định chung của ĐHQGHN và quy định cụ thể của Trường ĐHCN.
3.3. Danh mục các ngành phù hợp
- Nhóm 1 bao gồm các ngành phù hợp không cần phải học bổ sung kiến thức: Khoa học máy tính (7480101), Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (7480102), Kỹ thuật phần mềm (7480103), Hệ thống thông tin (7480104), Kỹ thuật máy tính (7480106), Trí tuệ nhân tạo (7480107), Công nghệ kỹ thuật máy tính (7480108), Công nghệ thông tin (7480201), An toàn thông tin (7480202).
- Nhóm 2 bao gồm các ngành phù hợp phải học bổ sung kiến thức: Toán tin (7460117), Toán ứng dụng (7460112), Máy tính và khoa học thông tin (7480110QTD),Khoa học dữ liệu (7460108), Khoa học tính toán (7460107), Sư phạm Tin học (7140210), Tin học và Kỹ thuật máy tính (7480111), Khoa học và Kĩ thuật máy tính (7480204QTD), Toán học (7460101), Toán cơ (7460115), Sư phạm Toán học (7140209), Thống kê (7460201), Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá (7520216), Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông (7510302), Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (7510303), Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử (7510203), Kỹ thuật Robot (thí điểm), Công nghệ Kỹ thuật điện tử truyền thông (thí điểm), Kỹ thuật điện tử – viễn thông (7520207).
3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
Danh mục các học phần bổ sung kiến thức được dành cho đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp thuộc Nhóm 2, gồm tối đa sáu học phần với 22 tín chỉ như sau. Căn cứ vào bảng điểm đại học của mỗi thí sinh, Tiểu ban xét hồ sơ sẽ quyết định danh sách các học phần mà thí sinh cần bổ sung.
- Toán rời rạc (4 tín chỉ)
- Lập trình nâng cao (4 tín chỉ)
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (4 tín chỉ)
- Cơ sở dữ liệu (4 tín chỉ)
- Công nghệ phần mềm (3 tín chỉ)
- Lập trình hướng đối tượng (3 tín chỉ)