Bản đồ số – Vmap do nhóm nghiên cứu Trường ĐHCN thực hiện được đánh giá là một trụ cột của Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá”

    Sáng 1/10/2019, tại Hà Nội, Bưu điện Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 33WIN đã chính thức đưa vào thử nghiệm nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam (Vmap) và Hệ thống thông tin nhân đạo – iNhandao” trong khuôn khổ Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá”.

    Đến dự Lễ ra mắt có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và cộng đồng.

    Về phía ĐHQGHN có Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Vũ Văn Tích cùng các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Công nghệ tham gia xây dựng và phát triển Vmap.

    Vmap là một những nội dung quan trọng của Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

     Nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam là sản phẩm do người Việt Nam xây dựng nhằm cung cấp cho người dùng thông tin về bản đồ, lớp dữ liệu địa chỉ, những ứng dụng liên quan đến tìm kiếm thông tin, tìm đường, tìm địa chỉ trên toàn quốc; là cơ sở để tạo ra các ứng dụng trong mọi lĩnh vực như: y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch…

    Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Sau hơn một năm, “hạt giống” chia sẻ tri thức kết nối cộng đồng cổ vũ sáng tạo đã bắt đầu nảy mầm. Đó là Bản đồ số – Vmap và Hệ thống thông tin nhân đạo – iNhandao.

    Thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn sẽ có nhiều sự tham gia vào nền tảng Bản đồ số – Vmap, cho Hệ thống thông tin iNhandao nói riêng và hệ i-chữ Việt nói chung phát triển. Tất cả các công nghệ hiện đại như Blockchain (công nghệ chuỗi), trí tuệ nhân tạo… sẽ được nghiên cứu ứng dụng để những trợ giúp từ người có tấm lòng muốn giúp đỡ đến người nhận được công khai, minh bạch hoàn toàn. Quan trọng hơn, sự kết nối giữa người nhận sự hỗ trợ – hỗ trợ và kết nối tất cả các tấm lòng nhân ái lại với nhau để lan tỏa những điều tốt đẹp trong toàn xã hội.

     Hiện nay, tại tất cả các địa phương, đặc biệt là các thành phố đều đang đẩy mạnh đô thị hóa, vì vậy các thông tin thay đổi hoặc mới cần phải được cập nhật liên tục. Bưu điện Việt Nam đã yêu cầu nhân viên thu thập, đặc biệt là đội ngũ bưu tá mỗi lần đi phát thư tín, bưu phẩm… cần đồng thời thực hiện thu thập các địa chỉ để đưa lên bản đồ số Vmap. Thời gian tới, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật chi tiết hơn nữa các dữ liệu, thông tin lên Vmap để phục vụ tối đa công tác quản lý nguồn dữ liệu bản đồ, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, địa chỉ của người dùng Việt Nam.

    Bằng cách sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) có cài đặt phần mềm với các tính năng thu thập dữ liệu, gắn tọa độ, thời gian, chụp ảnh… các nhân viên bưu điện, các đoàn viên, thanh niên đã tiến hành thu thập tên địa chỉ (hộ gia đình, cửa hàng, địa điểm…), địa chỉ chi tiết của địa điểm (số nhà, đường phố, ngõ, hẻm, thôn, xóm…) và các ghi chú về loại đối tượng (nhà dân, nhà hàng, các điểm công công như chợ, sân chơi… ).

    Vmap không chỉ xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ nền (lớp bản đồ về biên giới, hành chính, giao thông, sông ngòi…); cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về tọa độ, thông tin đi kèm của các đối tượng (địa danh, trường học, bệnh viện, hiệu thuốc, khách sạn…) và địa chỉ nhà dân mà còn xây dựng các ứng dụng đi kèm bản đồ. Điển hình như Bản đồ địa chỉ nhân đạo điện tử nhằm hỗ trợ việc triển khai các hoạt động nhân đạo. Theo đó trên hệ thống https://nhandao.itrithuc.vn sẽ hiển thị các thông tin về địa chỉ nhân đạo do cộng đồng người dùng cả nước đề xuất như người già neo đơn, người mắc bệnh hiểm nghèo, người dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai…

    Hiện Vmap đang có hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước. Bên cạnh các tính năng cơ bản như: tìm kiếm địa chỉ, chỉ đường, Vmap sẽ đi theo một hướng đi khác biệt, hữu ích nhất cho người dùng. Đó là hiển thị lớp bản đồ riêng của các lĩnh vực trong cuộc sống và hiển thị địa chỉ chi tiết tới từng số nhà, dù ở thành thị hay miền núi, vùng sâu, vùng xa.

    Hiện phiên bản thử nghiệm đã tiếp cận được không ít người dùng trong xã hội. Không chỉ vậy, Vmap cũng được nhiều doanh nghiệp Việt kì vọng vào việc sẽ ứng dụng vào công tác quản lý và kinh doanh

    Thời gian tới, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật các dữ liệu, thông tin lên Vmap. Đặc biệt, đội ngũ bưu tá mỗi lần đi phát hàng hóa, thư báo cũng liên tục cập nhật thêm các thông tin cần thiết lên bản đồ trực tuyến Vmap. Ngoài ra Vmap cũng sẽ được bổ sung thêm các ứng dụng sử dụng đi kèm để hấp dẫn hơn và giúp người dùng sử dụng các ứng dụng nhanh chóng, thuận tiện hơn.

    Để tạo lập một nền tảng thu thập và chia sẻ dữ liệu bản đồ của người Việt, do người Việt chung tay xây dựng, phục vụ cộng đồng, Vmap rất cần sự  ủng hộ của các đơn vị, người dùng trong việc ứng dụng bản đồ số vào cuộc sống. Đồng thời chia sẻ, đóng góp dữ liệu thông tin chính xác để vừa gia tăng địa chỉ vừa đảm bảo chất lượng dữ liệu ở mức tốt nhất.

    Đại diện của nhóm phát triển công nghệ Vmap đến từ Trường ĐH Công nghệ cho biết, ĐHQGHN là một trong 3 trụ cột triển khai Dự án này. Được khởi động từ tháng 8/2018, với sự tin tưởng của lãnh đạo ĐHQGHN, trong đó có sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức khi ấy và Phó Giám đốc ĐHQGHN Phạm Bảo Sơn hiện nay, nhóm thấy có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao hướng đến mục tiêu phát triển nền tảng dữ liệu, tri thức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phó Giám đốc ĐHQGHN PGS.TS Phạm Bảo Sơn

    Đến nay, Đề án đã bước đầu hình thành hệ thống nền tảng với các chức năng và công cụ cho phép thu thập, xử lý và chia sẻ các dữ liệu dùng chung trong một số lĩnh vực. Trong đó, Dự án Bản đồ số Việt Nam và Dự án Hệ thống thông tin nhân đạo là hai dự án tiên phong của Đề án và đã đạt được một số kết quả quan trọng trong giai đoạn một để giới thiệu với công chúng.

   Hiện Vmap đang có hơn 23,4 triệu dữ liệu địa chỉ trên cả nước. Bên cạnh các tính năng cơ bản như: tìm kiếm địa chỉ, chỉ đường, Vmap sẽ đi theo một hướng đi khác biệt, hữu ích nhất cho người dùng. Đó là hiển thị lớp bản đồ riêng của các lĩnh vực trong cuộc sống và hiển thị địa chỉ chi tiết tới từng số nhà, dù ở thành thị hay miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn, Trưởng ban Khoa học và Công nghệ Vũ Văn Tích cùng các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Công nghệ tham gia xây dựng và phát triển Vmap

    Hiện phiên bản thử nghiệm đã tiếp cận được không ít người dùng trong xã hội. Không chỉ vậy, Vmap cũng được nhiều doanh nghiệp Việt kì vọng vào việc sẽ ứng dụng vào công tác quản lý và kinh doanh.

    Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong các hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đúng 10 giờ 10 phút 10 giây ngày 01/01/2018, tại Hà Nội, Đề án đã được chính thức khởi động dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với thông điệp “Chia sẻ tri thức – Cổ vũ sáng tạo – Kết nối cộng đồng – Vì tương lai Việt Nam”. Đề án đã ra mắt phiên bản đầu tiên tại địa chỉ iTrithuc.vn với mục tiêu xây dựng một nền tảng hạ tầng dữ liệu và tri thức trong các lĩnh vực, trước hết là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, văn hóa… nhằm tạo điều kiện cho học tập, làm chủ tri thức, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng AI và BigData phục vụ cho cộng đồng và xã hội.

    Các dữ liệu và tri thức được kết nối và chia sẻ với cấp số nhân, được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi sẽ xoá bỏ khoảng cách số, tạo cơ hội để mọi người tiếp cận sử dụng, tạo ra giá trị gia tăng cho cả cộng đồng. Đây là cốt lõi để triển khai phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong mọi ngành, lĩnh vực, khơi dậy niềm đam mê và khát vọng sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ.

    Đề án có cách làm khác biệt so với các đề án khác. Thứ nhất, Đề án mang tính kết nối tri thức trên cơ sở ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại như BigData và AI. Thứ hai, Đề án không có ngân sách riêng biệt, chủ yếu huy động từ nguồn xã hội hoá. Hầu hết kinh phí triển khai Đề án cho đến nay do các doanh nghiệp đóng góp và công sức tình nguyện của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và tình nguyện viên. Thứ ba, Đề án tạo cơ chế phối hợp tham gia của các bộ, ngành, địa phương, và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và đông đảo các bạn thanh niên, sinh viên và người dân nói chung.

 Theo Ngọc Diệp- Ảnh: Ngọc Tùng – VNU Media

Bài viết liên quan